Được công nhận là Di tích quốc gia năm 2012, Nhà hát Lớn Sài Gòn với lịch sử hàng trăm năm được ví như “cái nôi nghệ thuật”. Đây là nơi diễn ra các chương trình biểu diễn hoành tráng. Tuy nhiên, ngoài là một địa điểm văn hóa quan trọng của thành phố, Nhà hát Lớn còn là một kiệt tác kiến trúc. Cùng kichcaudulichtphcm.vn khám phá chi tiết về nó nhé!

Giới thiệu đôi nét về Nhà hát Lớn Sài Gòn
Ngoài nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Nhà hát Lớn cũng là một công trình nổi bật mang tính biểu tượng cho Sài thành. Trải qua nhiều lần tu sửa, nơi này vẫn khiến nhiều người xuýt xoa.
Địa chỉ Nhà hát Lớn
Nhà hát Lớn Sài Gòn hay còn gọi là Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hát TP HCM tọa lạc tại số 07 Công trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1. Vị trí ngay trung tâm, chỉ cách chợ Bến Thành Sài Gòn tầm 1,2km, rất thuận tiện để di chuyển.

Với kiểu kiến trúc Châu Âu, công trình nằm nổi bật giữa lòng thành phố, thu hút bất kỳ ai khi đi ngang qua con đường này, trong đó có du khách.
Nhà hát Lớn Sài Gòn có gì?
Nhà hát thành phố có tên gọi tiếng Anh là Ho Chi Minh Opera House. Đây là địa điểm thường xuyên tổ chức các chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp như: ca nhạc, opera, kịch nói, cải lương,… của những đoàn nghệ thuật lớn.

Ngoài hoạt động nghệ thuật, Nhà hát Lớn Sài Gòn còn sở hữu không gian bên ngoài ấn tượng với vẻ đẹp cổ kính, độc đáo. Vì thế các tín đồ du lịch thường xuyên tìm tới tham quan và chụp ảnh.
Nhà hát Lớn ở Sài Gòn cũng là địa điểm được các bạn học sinh, sinh viên chọn chụp hình kỷ yếu. Tất nhiên, đây là một không gian văn hóa mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị.
>> Đọc thêm: Check-in nhà thờ Đức Bà Sài Gòn – Biểu tượng của thành phố
Giờ mở cửa và giá vé Nhà hát Lớn Sài Gòn
Ghé thăm thành phố mang tên Bác, có vô số địa điểm đáng để ghé thăm. Thế nhưng, Nhà hát Thành phố vẫn luôn là điểm đến không thể thiếu trong các chương trình tour của du khách trong nước lẫn quốc tế.
Giờ mở cửa tham quan Nhà hát thành phố
- Các ngày trong tuần (thứ 2 – thứ 6): Nhà hát Lớn Sài Gòn mở cửa từ 09h00 – 16h30.
- Các ngày cuối tuần (thứ 7 và Chủ nhật): Nhà hát sẽ mở cửa từ 09h00 – 12h00.

Với khung giờ này, du khách có thể khám phá bất cứ ngày nào. Nhà hát nằm gần trung tâm nên việc kết nối với các địa điểm khác khá dễ dàng. Hãy sắp xếp thời gian hợp lý để trải nghiệm trọn vẹn nơi này.
Giá vé Nhà hát thành phố
Cũng như các địa điểm khác, Nhà hát Lớn Sài Gòn không thu phí vào cửa mà sẽ quy định giá vé theo chương trình, sự kiện cũng như hạng ghế. Các chương trình biểu diễn trong nhà và giá vé sẽ tùy thuộc vào từng suất diễn.

Theo kichcaudulichtphcm.vn được biết, giá vé sẽ dao động từ 200.000 – 2.000.000 VNĐ/người. Tất nhiên, nếu du khách không có nhu cầu xem thì sẽ không tốn phí.
Du khách có thể mua vé trực tiếp tại quầy đặt tại cổng hoặc qua Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh website.
Nên tham quan Nhà hát Lớn Sài Gòn thời điểm nào?
Nên du lịch Sài mùa nào tháng mấy đẹp và thời điểm nào thích hợp để tham quan Nhà hát Lớn?
Đây là điểm du lịch trong nhà, hơn nữa thời tiết Sài Gòn tuy có một mùa mưa nhưng không dầm dề, thường chỉ mưa vào buổi sáng hoặc về chiều. Vậy nên, bạn có thể du lịch Nhà hát Lớn Sài Gòn vào tháng 5 – tháng 12.

Tất nhiên, mùa khô (tháng 12 – tháng 4) vẫn lý tưởng hơn. Thời gian này hầu như không mưa, trời khô ráo giúp bạn thoải mái dạo chơi, chụp hình và tham gia các hoạt động ngoài trời.
Lưu ý, mùa khô tuy thuận tiện tham quan và di chuyển nhưng trời Sài Gòn khá nắng gắt. Hạn chế đi vào giờ trưa và đầu giờ chiều, đồng thời trang bị mũ/nón, kem chống nắng đầy đủ nhé!
Cách di chuyển đến Nhà hát Lớn Sài Gòn thuận tiện
Nhà hát tọa lạc ở quận 1, vị trí trung tâm nên dù xuất phát từ đâu đều dễ dàng di chuyển tới đây. Tham khảo các cách dưới đây.
+ Di chuyển bằng xe bus
Xe bus là loại phương tiện công cộng rất phát triển tại thành phố này. Ở Sài Gòn, người dân sử dụng xe bus để đi lại rất nhiều. Với tần suất hoạt động liên tục nên không khó để bắt xe bus tới Nhà hát Lớn Sài Gòn.

Đi xe bus có ưu điểm là tiết kiệm nhưng khá mất thời gian. Một số tuyến xe bus có hành trình đi ngang qua nhà thờ gồm:
- Xe bus số 03: Chợ Bến Thành – Thạnh Lộc
- Xe bus số 19: Chợ Bến Thành – Trường Đại học Quốc gia
- Xe bus số 45: Bến xe quận 8 – Bx Miền Đông
Ngoài ra, xe số 02 và 53 cũng có lịch trình tới đây. Hoặc bạn có thể chọn thêm các tuyến có trạm dừng lân cận để linh hoạt hơn trong vấn đề di chuyển.
+ Di chuyển bằng taxi, ô tô
Du lịch Nhà hát Lớn Sài Gòn theo nhóm, có người lớn và trẻ em. Du khách hãy tham khảo dịch vụ xe taxi hoặc thuê xe du lịch. Cả hai loại hình này đều tương đối giống nhau.

- Nếu đi taxi, chỉ cần đặt xe và chọn điểm đón, xe sẽ chở bạn đến tận nơi. Giá cước tính theo km.
- Nếu đi ô tô, bạn có thể đặt xe dịch vụ hoặc thuê xe tự lái và giữ xe ở bãi đỗ xe Nhà hát Lớn Sài Gòn. Nhưng chú ý tránh đi vào giờ cao điểm vì dễ gây kẹt xe.
+ Di chuyển bằng xe máy
Đây là phương tiện phù hợp nếu bạn chỉ có 1 – 2 người. Cách này mang đến sự tự do, chủ động và cũng khá thú vị. Đường đi thì có thể xem qua cách chỉ đường trên Google Maps hoặc hỏi người dân địa phương.

Đến nơi, bạn gửi xe ở bãi xe Nhà hát thành phố, giá vé 10.000VNĐ/lượt. Bãi xe mở cửa từ 08h00 – 20h00.
Tìm hiểu lịch sử hình thành Nhà hát Lớn Sài Gòn
Nhà hát Lớn TP Hồ Chí Minh là một địa danh văn hóa lịch sử lâu đời. Từ ngày đầu hình thành đến nay, công trình này cũng trải qua nhiều biến động với các giai đoạn đáng chú ý.
Giai đoạn từ năm 1863 – 1945
Đây là giai đoạn mà Nhà hát Lớn Sài Gòn bắt đầu hình thành và phát triển.
- Năm 1863: Chính quyền Pháp đã mời một đoàn kịch biểu diễn phục vụ quân Pháp. Lúc đó, đoàn biểu diễn tạm tại nhà gỗ của Dinh quản đốc tại quảng trường Đồng Hồ.
- Sau thời gian ngắn, một rạp hát tạm được dựng lên tại vị trí của khách sạn Caravelle ngày nay.

- Năm 1898: khởi công xây dựng nhà hát mới trên nền móng của nhà hát cũ. Đến ngày 1/1/1990 thì khánh thành.
- Năm 1943: Một số đồ chạm khắc, trang trí, bức tượng trước mặt tiền được dỡ bỏ để mang đến diện mạo trẻ trung cho Nhà hát Lớn Sài Gòn.
- Năm 1944: Quân đồng Minh đánh bom trên không khiến Nhà hát Lớn hư hỏng nghiêm trọng và buộc phải đóng cửa.
Giai đoạn từ năm 1945 – 1975
Sau một thời gian đóng cửa vì bị hư hỏng, nhà hát Lớn bắt đầu được đầu tư phục hồi, nhưng giai đoạn này cũng lắm biến động.

- Năm 1954: Nhà hát Lớn được sử dụng làm nơi tạm trú cho các thường dân Pháp di cư từ Bắc vào Nam.
- Năm 1955: Nhà hát Lớn Sài Gòn được tu bổ lại nhưng làm nhà Quốc hội của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Giai đoạn từ 1975 đến nay
Sau giải phóng 1975, Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh trở lại hoạt động với chức năng ban đầu là phục vụ cho biểu diễn nghệ thuật và tiếp tục phát triển.
- Năm 1998: Thành phố tiến hành tu bổ nhà hát để bảo vệ được nguyên vẹn kiểu kiến trúc Pháp, nhân kỷ niệm 300 năm thành lập Sài Gòn. Các bức tượng, dây hoa, các chi tiết trang trí ở mặt tiền được phục chế.

- Năm 2005: Lắp đặt các nhím đèn chiếu sáng bên ngoài. Trước mặt Nhà hát Lớn Sài Gòn có một công viên và đài phun nước nhưng năm 2008 bị gỡ bỏ để xây dựng dự án tàu điện ngầm.
- Năm 2012, Nhà hát TP Hồ Chí Minh được công nhận là Di tích cấp quốc gia và trở thành địa điểm nổi tiếng của các sự kiện quan trọng, các hoạt động văn hóa – giải trí lớn của thành phố.
>> Xem thêm: Khám phá Chợ Bến Thành Sài Gòn – Điểm đến hấp dẫn bậc nhất
Kiến trúc Nhà hát Lớn Sài Gòn có gì đặc biệt?
Nhà hát Lớn có tổng diện tích gần 3.200m2 với cấu trúc mang những nét đặc trưng của Nhà hát Lớn Hà Nội. Thiết kế công trình do vị kiến trúc sư nổi tiếng – Félix Olivier thực hiện và được giám sát bởi 2 kiến trúc sư người Pháp là Ferret Eugène và Ernest Guichard.
Được biết, kiến trúc Nhà hát Lớn thành phố Hồ Chí Minh được lấy cảm hứng từ cung điện Petit Palais và Garnier – Những tòa nhà nổi bật ở Paris thời kỳ đó.

Bên ngoài Nhà hát Lớn Sài Gòn được trang trí và chạm khắc bằng đá ở lối vào nhìn rất tráng lệ. Nó cũng được nâng cao thêm 2m so với mặt đường và sử dụng bộ cửa kép để tránh ảnh hưởng tiếng ồn từ bên ngoài.
Bên trong có: tầng ngồi chính giữa dành cho dàn nhạc và hai tầng ngồi phía trên, sức chứa tới 1.800 người. Mái vòm, các cửa sổ và lan can đều được thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp.

Hầu hết nội thất của Nhà hát Lớn Sài Gòn đều mang từ Pháp sang như: mặt sàn bằng đá granite sáng bóng, tay vịn cầu thang, trần nhà, đèn chùm pha lê, tượng đá… Đồng thời, nhà hát cũng được trang bị hệ thống ánh sáng, âm thanh hiện đại.
Ngày nay, nhà hát có sức chứa gần 500 chỗ ngồi bọc nhung sang trọng trong khán phòng hình bầu dục độc đáo, đẹp mắt.
Khám phá Nhà hát Lớn Sài Gòn có gì thú vị đáng trải nghiệm?
Không phải ngẫu nhiên mà Nhà hát Lớn lại trở thành địa danh nổi tiếng tại thành phố mang tên Bác. Đến đây, ngoài được mãn nhãn về thị giác thì còn được thỏa mãn về thính giác thông qua nhiều hoạt động thú vị.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Nhà hát Thành phố HCM
Là một trong những Nhà hát lớn nhất Việt Nam, Nhà hát Lớn Sài Gòn nằm nổi bật giữa trung tâm thành phố nhộn nhịp. Trở thành một trong những điểm tham quan lộng lẫy của Sài thành bất kể ngày hay đêm.

Đặc biệt, nếu tới đây vào buổi tối, bạn sẽ được chiêm ngưỡng được vẻ đẹp tráng lệ của tòa nhà khi được chiếu sáng bởi hệ thống đèn điện đầy màu sắc, lung linh vô cùng. Bạn sẽ có cảm giác như mình đang ở Paris vậy.
Thưởng thức các show diễn ấn tượng
Nhà hát Lớn Sài Gòn được ví như “thánh đường nghệ thuật”, đây là sân khấu của mọi loại hình biểu diễn. Nào là hòa nhạc thính phòng, opera, nhạc kịch, các thể loại múa và rất nhiều nữa.

Các ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới cũng thường chọn nhà hát này làm điểm lưu diễn. Nếu bạn là một người yêu thích nghệ thuật, đừng bỏ qua các chương trình ở đây.
Một số show diễn ấn tượng mà bạn có thể lựa chọn để thưởng thức như: À Ố Show, Teh Dar Show, The Mist Show,…
Chụp hình sống ảo tại Nhà hát Lớn Sài Gòn
Không chỉ là một địa chỉ quen thuộc để mọi người thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Công trình với vẻ đẹp độc đáo này còn là một tọa độ check-in rất được giới trẻ yêu thích.

Với tone màu trắng chủ đạo kết hợp với vô vàn góc cực chất cho bạn tha hồ tạo dáng để “rinh” về những bức ảnh đẹp. Không cần chuẩn bị đồ hay phụ kiện cầu kỳ, bạn vẫn dễ dàng có những bức hình lung linh, ấn tượng.
Review các chương trình nghệ thuật tại Nhà hát Lớn Sài Gòn
Rất nhiều chương trình được tổ chức tại nhà hát Lớn. Tùy vào sở thích của mỗi người để lựa chọn trải nghiệm.
+ À Ố Show
À Ố Show là một chương trình biểu diễn nghệ thuật vô cùng nổi tiếng tại Nhà hát Lớn Sài Gòn. Show diễn là sự kết hợp độc đáo giữa múa đương đại, âm nhạc truyền thống, xiếc tre, nhào lộn và nghệ thuật sân khấu.

Buổi biểu diễn kéo trong trong khoảng 1 tiếng, khắc họa rõ nét sự đối lập giữa vẻ đẹp duyên dáng, sự phong phú của văn hóa, đời sống nông thôn Việt Nam và sự chạy đua của đô thị hóa.
Đây là show diễn lý tưởng dành cho ai muốn vượt thời gian, không gian trở về quá khứ, hòa mình vào đời sống nghệ thuật xưa. Bạn sẽ cảm nhận được những cảm xúc mạnh mẽ, đáng nhớ.
+ Teh Dar Show
Đến Nhà hát Lớn Sài Gòn bạn có thể xem Teh Dar. Show này sẽ mang đến cho người xem những trải nghiệm văn hóa ấn tượng về những giá trị truyền thống của người đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

Chương trình giải trí này kết hợp giữa màn trình diễn của Bamboo Cirque tuyệt đẹp và các màn nhào lộn mạo hiểm. Tất cả diễn ra trong tiếng nhạc của các nhạc cụ dân tộc truyền thống, khiến bạn không thể rời mắt.
+ Chương trình The Mist
The Mist có tên gọi rất thơ – Sương sớm, là một chương trình tái hiện về đời sống của người dân vùng Nam Bộ. Show diễn được thể hiện qua các điệu múa tân cổ điển xen lẫn hiện đại của các nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Gói gọn trong 1 giờ tại Nhà hát Lớn Sài Gòn, những thăng trầm trong cuộc sống, những khó khăn gian khổ từ bình minh đến khi thu hoạch và cả ý chí bất khuất, cống hiến của người nông dân,… đều được tái hiện một cách sinh động.
Dưới hiệu ứng âm thanh sống động, ánh sáng bắt mắt và những kỹ xảo hoành tráng, đảm bảo ai cũng bị thu hút. Các loại trang phục truyền thống như: áo bà ba, áo tứ thân, áo dài, guốc mộc xuất hiện trong show diễn cũng trở nên đẹp hơn.
+ Opera Gala
Opera có lẽ là một loại hình nghệ thuật đã quá quen thuộc đối với chúng ta. Lần này tới Nhà hát Lớn Sài Gòn, bạn sẽ được thưởng chương trình biểu diễn âm nhạc cổ điển và giao hưởng này.

Các nghệ sĩ tài ba sẽ trình diễn các giai điệu đặc sắc do các nhà soạn nhạc danh tiếng trên thế giới biên soạn như: Mozart, Bach, Beethoven và nhiều tác giả khác. Nếu yêu thích thể loại này, bạn đừng bỏ qua nhé!
+ Các chương trình khác
Chương trình Nhà hát lớn TPHCM còn có rất nhiều chương trình ca nhạc Việt Nam, cho khán giả những trải nghiệm tuyệt vời. Đó là những giai ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước và con người Việt Nam.

Sự kết hợp giữa lời ca, tiếng hát, nghệ thuật diễn xuất. Các nghệ sĩ sẽ mang đến cho bạn những cảm xúc chân thực.
>> Đọc thêm: Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh – Nơi lưu giữ ký ức
Gợi ý các địa điểm ăn uống gần Nhà hát Lớn Sài Gòn
Tại quận 1, gần Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh có nền ẩm thực phong phú. Các nhà hàng, quán ăn và quán cà phê luôn sẵn sàng mở cửa chào đón du khách đến thưởng thức.
Các nhà hàng, quán ăn gần nhà hát Thành phố
Những địa chỉ mà kichcaudulichtphcm.vn chia sẻ dưới đây mang đến cho du khách một thiên đường ẩm thực đa dạng và phong phú với đầy đủ các món. Từ món Tây, món Á, hải sản đến buffet,…

- Buffet at Market 39 Sài Gòn: đường Hai Bà Trưng, P.Bến Nghé, Q.1.
- Yu Chu – Chinese Restaurant: đường Hai Bà Trưng, P.Bến Nghé, Q.1.
- Nhà hàng Ấn Tandoor: 39A-39B Ngô Đức Kế, P.Bến Nghé, Q.1.
- Nineteen Buffet: 19 Công Trường Lam Sơn, P.Bến Nghé, Q.1.
- Nhà hàng buffet hải sản – Saigon Café: 80 Đông Du, P.Bến Nghé, Q.1.
Các quán cafe đẹp gần Nhà hát Lớn Sài Gòn
Vô số quán cà phê đẹp từ bình dân đến cao cấp, từ phong cách cổ điển đến hiện đại nằm gần Nhà hát lớn thành phố. Bạn có thể chọn một quán để nhâm nhi thức uống yêu thích và tận hưởng không gian yên bình.

- R Bar: 15 Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, quận 1
- Little HaNoi Egg Coffee: 119/5 Yersin, P.Phạm Ngũ Lão, quận 1
- Padma De Fleur: 89/12 Hàm Nghi, P.Nguyễn Thái Bình, quận 1
- Okkio Cafe: 120 – 122 Lê Lợi, P.Bến Thành, quận 1
Tham quan Nhà hát Lớn Thành Phố và một số lưu ý cần biết
Những bạn lần đầu tham quan Nhà hát TP HCM đừng quên những thông tin này để có hành trình trọn vẹn nhé!
- Mặc dù không có quy định về trang phục nhưng tốt nhất, bạn nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng. Không nên mặc những bộ đồ hở hang hoặc quá ngắn gây phản cảm.
- Không mang những loại đồ ăn, nước uống nặng mùi vì sẽ gây ảnh hưởng đến không khí và môi trường chung.
- Đừng quên tìm hiểu trước lịch biểu diễn tại Nhà hát thành phố mua vé và sắp xếp thời gian đến đúng giờ.

- Hãy mua vé trước khi tới và đến Nhà hát Lớn Sài Gòn trước giờ biểu diễn diễn ra tầm 15 – 20 phút để ổn định chỗ ngồi. Hoặc có thể đến sớm hơn để tham quan và chụp ảnh bên ngoài trước.
- Nếu muốn chụp hình với các nghệ sĩ, bạn hãy cố gắng chờ đến cuối chương trình, Khi buổi biểu diễn kết thúc sẽ có giao lưu nghệ sĩ.
- Nhớ sạc điện thoại/máy ảnh để có thể thoải mái chụp ảnh, lưu lại những bức hình kỷ niệm nhé!
- Vào bên trong nhà hát, hãy hạn chế chạy nhảy và nói chuyện quá to làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Nhà hát Lớn Sài Gòn – Một điểm đến của kiến trúc và nghệ thuật. Vậy nên, dù bạn có thích xem nghệ thuật hay không thì đây cũng là một nơi đặc sắc đáng để ghé thăm. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp cho chuyến du lịch Sài thành của bạn thêm thú vị hơn.
Trang – Kichcaudulichtphcm.vn
Có thể bạn quan tâm
Top 10 địa chỉ bán chả bò Đà Nẵng tại Hồ Chí Minh ngon nhất
Chả bò là một món ăn rất nổi tiếng tại...
Top 10 nhà hàng DimSum Sài Gòn ngon khó cưỡng, ăn là mê
Dimsum là món ăn nổi tiếng bậc nhất của nền...
Top 11 quán cơm tấm Sài Gòn ngon chuẩn vị, nhất định nên thử
Món ăn nào tuy bình dân nhưng đậm đà khó...
Thuê xe tự lái Sài Gòn list 10 công ty giá rẻ uy tín chuyên nghiệp
Thuê xe tự lái Sài Gòn đang trở thành giải...
Kinh nghiệm du lịch Sài Gòn 2 ngày 1 đêm tự túc giá rẻ nhất
Khám phá Sài Gòn trong 2 ngày 1 đêm tự...
Công viên nước Đầm Sen – Tổ hợp giải trí cho cả gia đình
Công viên nước Đầm Sen là địa điểm vui chơi,...
Khám phá chùa Bửu Long Sài Gòn – Ngôi chùa đậm chất Thái
Sở hữu kiểu kiến trúc độc đáo tựa như “xứ...
10 khu du lịch gần Sài Gòn nổi tiếng đến là không muốn về
Có rất nhiều khu du lịch gần Sài Gòn lý...