Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những điểm đến lịch sử, văn hóa nổi bật giữa lòng thành phố. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và khám phá hàng nghìn hiện vật quý giá, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Hãy cùng kichcaudulichtphcm.vn bắt đầu hành trình khám phá ngay nhé!

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Nơi phản ánh quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam

Vài nét về Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh

Là một trong những công trình văn hóa lâu đời lưu giữ những nét đẹp lịch sử và văn hóa Việt Nam qua nhiều thời kỳ. Bảo tàng là nơi hội tụ những giá trị di sản quý giá, đem đến cho du khách cái nhìn sâu sắc về hành trình của dân tộc.

+ Lịch sử Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quan trọng của thành phố. Nơi đây còn mang trong mình một bề dày lịch sử gắn liền với các biến cố lớn của đất nước từ những năm 1945.

Bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh từng trải qua nhiều lần chuyển đổi chủ sở hữu và chức năng. 

  • Vào tháng 3-1945, Nhật Bản chiếm đóng và sử dụng dinh thự này, nhưng chỉ vài tháng sau, vào tháng 7-1945, Khâm sai Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm đến ở tại đây. 
  • Đến ngày 25-8-1945, lực lượng Việt Minh giành quyền kiểm soát tòa nhà. Hạ cờ Pháp và kéo lá cờ đỏ sao vàng, đánh dấu sự thay đổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Sau đó, tòa nhà trở thành trụ sở của Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ và sau này là Ủy ban Nhân dân Nam Bộ.
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Lịch sử Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh từng trải qua nhiều lần chuyển đổi chủ sở hữu
  • Năm 1978, tòa nhà chính thức trở thành Bảo tàng Phương thức mạng Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1999, đổi tên thành Bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh trưng bày nhiều bộ sưu tập đa dạng, tập trung vào lịch sử và văn hóa của thành phố Hồ Chí Minh cũng như của cả Việt Nam. 

+ Địa chỉ bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
  • Giờ mở cửa: 8h00 – 11h30, 13h00 – 17h00; từ thứ Ba – Chủ nhật hằng tuần

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn khám phá và tìm hiểu sâu về lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Điểm đến lịch sử – văn hóa nổi bật giữa lòng Sài Gòn

Với vị trí thuận lợi ngay trung tâm Sài Gòn nhộn nhịp, bảo tàng không chỉ thu hút du khách bởi kiến trúc độc đáo và cổ kính.Mà còn bởi kho tàng hiện vật phong phú, tái hiện sinh động từng giai đoạn phát triển của dân tộc.

Hướng dẫn cách di chuyển đến Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng nằm tại số 2, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Nằm gần nhiều địa điểm tham quan nên thuận tiện để khách tham quan di chuyển đến bằng nhiều phương tiện khác nhau.

+ Hướng dẫn đường đi

  • Từ trung tâm Quận 1: Nếu xuất phát từ chợ Bến Thành, bạn có thể đi theo đường Lê Duẩn hướng về Thảo Cầm Viên, rẽ phải vào đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh nằm ngay bên tay phải của bạn, rất dễ tìm thấy.
    Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
    Lộ trình di chuyển từ chợ Bến Thành đến bảo tàng
  • Từ sân bay Tân Sơn Nhất: Đi theo đường Trường Sơn – Hoàng Văn Thụ, sau đó rẽ vào đường Nguyễn Văn Trỗi để vào trung tâm Quận 1. Tiếp tục đi thẳng theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, qua Dinh Độc Lập và đến đường Lê Duẩn, rẽ phải vào Nguyễn Bỉnh Khiêm.

+ Phương tiện di chuyển

Xuất phát từ bất kỳ vị trí nào, bạn cũng có thể lựa chọn một trong các loại phương tiện dưới đây để di chuyển:

  • Xe buýt: TP.HCM có nhiều tuyến xe buýt đi qua đến Bảo tàng Lịch sử, như tuyến 01, 03, 04, 18 và 36, các trạm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khi đến trạm Pasteur – Nguyễn Bỉnh Khiêm, xuống xe và đi bộ khoảng 50m là đến Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Xe máy và taxi: Đây là lựa chọn phổ biến và thuận tiện, đặc biệt nếu xuất phát từ các khu vực lân cận. Du khách có thể đặt các ứng dụng xe công nghệ như Grab, Be, hoặc Gojek.
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Bạn có thể lựa chọn xe công nghệ để di chuyển đến bảo tàng
  • Xe ô tô: Bạn có thể sử dụng dịch vụ taxi hoặc xe thuê, tuy nhiên khu vực trung tâm Quận 1 thường khá đông đúc, nhất là vào giờ cao điểm.

Khám phá Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh khi nào thì phù hợp?

Thời điểm lý tưởng nhất để khám phá Bảo tàng vào buổi sáng sớm hoặc đầu giờ chiều. Thời tiết mát mẻ vào những khung giờ này giúp du khách dễ dàng di chuyển giữa các khu trưng bày trong nhà và khu vực ngoài trời.

Nếu có thể, bạn nên sắp xếp ghé thăm vào các ngày trong tuần để tránh sự đông đúc. Vì cuối tuần Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh thường đón nhiều đoàn khách du lịch và học sinh. Tạo không gian yên tĩnh và thoải mái hơn để thưởng thức các hiện vật và triển lãm.

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Bạn nên tránh đi cách ngày lễ để tránh đông đúc

Ngoài ra, các dịp lễ hoặc sự kiện đặc biệt tại bảo tàng cũng là thời điểm đáng cân nhắc. Đây là lúc bảo tàng tổ chức thêm nhiều hoạt động hoặc triển lãm theo chủ đề. Du khách tới bảo tàng dịp này sẽ có được những trải nghiệm thú vị, độc đáo hơn về lịch sử và văn hoá.

>> Tham khảo: Nên đi du lịch Sài Gòn mùa nào tháng mấy là đẹp nhất

Giờ mở cửa và giá vé Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh

Trước khi ghé thăm Bảo tàng, bạn nên nắm rõ giờ mở cửa và mức giá vé tham quan. Để bạn có thể lên kế hoạch tốt cho chuyến đi của mình.

+ Giờ mở cửa tham quan tại bảo tàng

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa đón khách tham quan từ thứ 3 đến Chủ Nhật.

  • Buổi sáng: 8:00 đến 11:30 
  • Buổi chiều: 13:00 đến 17:00
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng mở cửa từ thứ 3 đến Chủ Nhật

Tuy nhiên, vào các ngày lễ lớn, giờ mở cửa có thể thay đổi, nên bạn nên kiểm tra trước khi đến.

+ Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh có thu vé tham quan không?

Bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh vé tham quan có giá như sau:

  • Vé người lớn: 30.000 VNĐ
  • Vé học sinh, sinh viên: 15.000 VNĐ (cần xuất trình thẻ sinh viên)
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: miễn phí
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Sơ đồ tham quan bảo tàng

Ngoài ra, bảo tàng thường có các chương trình miễn phí cho nhóm đối tượng đặc biệt hoặc vào một số dịp cụ thể trong năm. Để có thông tin chính xác và mới nhất, bạn nên kiểm tra trên trang web chính thức của bảo tàng hoặc liên hệ trực tiếp trước khi tham quan.

Kiến trúc đặc biệt của Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh

Đây là một trong những điểm đến nổi bật không chỉ vì bộ sưu tập hiện vật phong phú mà còn bởi kiến trúc cổ kính và đặc sắc của nó.

Tòa nhà đầu tiên được thiết kế bởi kiến trúc sư Auguste Delaval, mang đậm nét kiến trúc Pháp. Mặt bằng tổng thể của tòa nhà gồm một khối tháp bát giác ở giữa. Tạo nên điểm nhấn ấn tượng và cũng là trục đối xứng cho hai dãy nhà hai bên.

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Sự hài hòa giữa kiến trúc Pháp và các yếu tố phương Đông tạo nên vẻ đẹp độc đáo

Tòa nhà thứ hai, được xây dựng vào năm 1970 bởi kiến trúc sư người Việt – Nguyễn Bá Lăng, được nối tiếp vào tòa nhà trước đó. Góp phần làm đẹp cho khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh và tạo sự liên kết với kiến trúc cổ của tòa nhà ban đầu.

Kiến trúc của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam còn nổi bật với những hoa văn tinh xảo được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, thể hiện sự giao thoa giữa kiến trúc văn hóa Việt Nam và Pháp.

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Các hoa văn và họa tiết này mang tính nghệ thuật

Không gian trong bảo tàng cũng được thiết kế để tạo nên không khí cổ xưa. Gợi nhớ đến những nền văn minh đã tồn tại, làm tăng thêm giá trị cho những hiện vật lịch sử được trưng bày tại đây.

Khám phá không gian viện Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh có gì đặc sắc?

Bảo tàng lịch sử tại Thành phố Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc. Thu hút đông đảo sự quan tâm của nhiều du khách cả trong và ngoài nước.

+ Phòng trưng bày Lịch sử Việt Nam

  • Phòng 1 – Thời kỳ nguyên thủy (Cách đây khoảng 500.000 năm – 2.879 TCN): Trưng bày các phát hiện khảo cổ về răng người trong các hang động.
  • Phòng 2 – Thời kỳ dựng nước và giữ nước (2.879 TCN – 938): Từ cuối thời đại đồ đồng – cuối thời đại đồ sắt (thế kỷ VIII TCN – thế kỷ II)
  • Phòng 3 – Ngô – Đinh – Nhà Tiền Lê (939 – 1009): Sau trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền lên ngôi vua và lập nên nhà Ngô.  Đinh Bộ Lĩnh thống nhất vào năm 968.
  • Phòng 4 – Nhà Lý (1009 – 1225): Không gian trưng bày phòng 4 tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh tái hiện triều đại nhà Lý thịnh vượng.
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Không gian trưng bày dấu an văn hoá lịch sử thời nhà Lý
  • Phòng 5 – Nhà Trần – Nhà Hồ (1226 – 1407): Phòng giải thích về nhà Trần phát triển mạnh mẽ và tiếp thu các giá trị từ nhà Lý. Chữ Nôm bắt đầu được sử dụng trong văn học.
  • Phòng 9 – Thời kỳ Tiền Lê – Mạc – Lê Trung Hưng (1428 – 1788): Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
  • Phòng 10 – Thời kỳ Tây Sơn (năm 1771 – 1802): Một số đồng tiền bạn có thể tìm thấy tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh trong không gian triển lãm này.
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Trưng bày các đồng tiền xu khách nhau
  • Phòng 12 – Triều Nguyễn (1802 – 1945): Không gian triển lãm triều Nguyễn minh họa một triều đại đã nỗ lực củng cố chính quyền thống nhất, thúc đẩy khai hoang, phát triển văn hóa. 

+ Khám phá không gian lưu giữ Văn hóa các dân tộc

  • Phòng 6 – Văn hóa Chămpa (thế kỷ 2 – 17): Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh đang lưu giữ một trong những bộ sưu tập nghệ thuật Chămpa lớn nhất thế giới.
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Trưng bày bộ sưu tập văn hoá chămpa lớn nhất thế giới
  • Phòng 7 – Văn hóa Óc Eo (thế kỷ 1 – 7): Nghệ thuật của nền văn hóa Óc Eo đạt đến trình độ tinh xảo với nhiều đồ trang sức làm bằng vàng, đồng, thiếc,…
  • Phòng 8 – Điêu khắc đá Campuchia (từ thế kỷ 9 – 13): Thế kỷ 10 đến 13 là thời kỳ thịnh vượng của Campuchia, khi chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc đá của họ tại bảo tàng.
  • Phòng 13 – Bộ sưu tập Dương Hà: Một bộ sưu tập lớn được sưu tầm vào những năm 30, 40 của thế kỷ XX. Do Giáo sư Dương Minh Thới và vợ dày công sưu tầm.
    Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
    Trưng bày bộ sưu tập Dương Hà
  • Phòng 14 – Gốm sứ một số nước Châu Á: Các hiện vật gốm sứ trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm gốm sứ Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan và Campuchia.
  • Phòng 16 – Bộ sưu tập Vương Hồng Sển: Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển (1902 – 1996) rất nổi tiếng ở miền Nam. Phòng trưng bày tại bảo tàng với hơn 800 cổ vật được phát hiện dưới tay ông. 

+ Khu vực ngoài trời trưng bày súng thần công

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu khu trưng bày súng thần công ngoài trời. Để bạn khám phá những vũ khí chiến tranh đặc sắc từ thế kỷ XIV với nguồn gốc từ châu Âu.

Những khẩu súng thần công Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh ảnh như bên dưới. Minh chứng cho nghệ thuật chế tạo và sự phát triển của công nghệ vũ khí, từ thời kỳ súng thần công đến các loại pháo cải tiến cuối thế kỷ XIX.

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Súng thân công ở khư vực ngoài trời

Súng thần công có cấu trúc phức tạp với các bộ phận như nòng súng, khối hậu chứa thuốc nổ, lỗ điểm hỏa, và trục quay giúp điều chỉnh góc bắn. Mỗi chi tiết đều được thiết kế để tối ưu hóa độ cơ động và độ chính xác khi sử dụng. 

Bảo tàng Quốc gia này là điểm dừng chân thú vị cho những ai yêu thích tìm hiểu về lịch sử quân sự, giúp du khách có cái nhìn rõ hơn về các phương tiện chiến tranh trong lịch sử.

Gợi ý các quán ăn gần Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh

Sau khi tham quan Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể ghé thăm một số quán ăn gần đó để thưởng thức ẩm thực đặc sắc của Sài Gòn. Dưới đây là một số gợi ý:

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Bún Chả Hà Nội – 11 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1
  • Quán Cơm Tấm Sài Gòn – 19 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1
  • Nhà hàng Ngọc Sương – số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1
  • Bún Chả Hà Nội – 11 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1
  • Bánh Mì Huỳnh Hoa – số  26 Lê Thị Riêng, Quận 1
  • Cháo Ếch Singapore – 5 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1
  • Bò Nướng Ngói – 14 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1

Những quán ăn này đều nằm trong khoảng cách đi bộ hoặc đi xe ngắn từ Bảo tàng Lịch sử Hồ Chí Minh, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm ẩm thực phong phú sau chuyến tham quan.

>>>Tham khảo: Bật mí 15 quán ăn sáng Sài Gòn giá rẻ, đồ ăn ngon nức tiếng

Tham quan Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh và một số lưu ý cần biết

Khi đến tham quan Bảo tàng lịch sử TP. Hồ Chí Minh, du khách nên ghi nhớ một số lưu ý sau để có trải nghiệm thú vị và trọn vẹn:

  • Thời gian tham quan: Nên dành ít nhất 1-2 giờ để khám phá các hiện vật và triển lãm. Hãy lên kế hoạch để có đủ thời gian cho mọi hoạt động.
  • Nội quy tham quan: Tuân thủ nội quy bảo tàng, bao gồm việc ăn mặc chỉnh tề, không mang theo đồ dễ cháy nổ, không xả rác, không chạm vào hiện vật và không mang theo đồ ăn, thức uống vào trong.
  • Giờ mở cửa: Kiểm tra thông tin giờ mở cửa trước khi đến. Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh thường mở cửa từ 8:00 đến 17:00 hàng ngày, nhưng có thể thay đổi vào các dịp lễ.
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Khi tham quan bảo tàng bạn cần chú ý tuần thủ đúng nội quy
  • Hướng dẫn viên: Nếu có thể, bạn nên thuê hướng dẫn viên để hiểu rõ hơn về lịch sử và các hiện vật trưng bày. Họ sẽ cung cấp thông tin bổ ích và giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về bảo tàng.
  • Khung cảnh xung quanh: Đừng quên khám phá khuôn viên xung quanh bảo tàng, nơi có nhiều cây xanh và không gian mở, rất thích hợp để chụp hình và thư giãn.
  • Gần các điểm tham quan khác: Bảo tàng nằm gần nhiều địa điểm nổi tiếng khác trong thành phố, vì vậy bạn có thể kết hợp tham quan thêm các địa điểm lân cận sau khi rời bảo tàng.

>> Xem thêm: Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TP.Hồ Chí Minh

Những thông tin trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi khám phá Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Đừng quên thêm điểm đến này vào cẩm nang du lịch để có một ngày trải nghiệm trọn vẹn các giá trị tri thức lịch sử và văn hóa vô giá.

Hoàng Lan – Kichcaudulichtphcm.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *